TÓM TẮT LÝ THUYẾT ÔN THI TỐT NGHIỆP 2024 - SINH HỌC 11 + 12

Chia sẻ

TÓM TẮT LÝ THUYẾT ÔN THI TỐT NGHIỆP 2024 - SINH HỌC 11 + 12
Phân loại: Lý Thuyết
Số trang/slide: 12

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM SINH HỌC 12

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

  1. Gen (là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN). (Một đoạn ADN mang thông tin quy định tổng hợp một loại rARN được gọi là gen).

– Một gen có 3 vùng.

Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, là nơi để ARNpolimeraza bám vào khởi đầu phiên mã. Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin.

Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

  1. Mã di truyền (MDT):

– MDT là mã bộ ba. (Nếu chỉ có 2 loại nu là A và G thì có số loại bộ ba là 23 = 8 loại; Trong 64 loại bộ ba thì chỉ có 61 loại bộ ba mã hóa axit amin và 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (Bộ ba kết thúc, đó là UAA, UAG, UGA)

– MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. (Đọc mã từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc)

– MDT có tính phổ biến (tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau, trừ một vài ngoại lệ).

– MDT có tính đặc hiệu (một loại bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa, trừ các bộ ba kết thúc).

– MDT có tính thoái hoá (một loại aa do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG và UGG).

* Có 1 mã mở đầu là 5’AUG3’ và 3 mã kết thúc là: 5’UAA3′, 5’UAG3′, 5’UGA3′.

  1. Nhân đôi của ADN:

– Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T; G liên kết với X), nguyên tắc bán bảo tồn (mỗi ADN con mang một mạch của ADN mẹ).

– Khi tổng hợp mạch mới, nucleotit được gắn vào đầu 3’ nên mạch pôlinuclêôtit luôn được kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’.

– Một phân tử ADN nhân đôi k lần sẽ tạo ra 2k ADN, trong số đó có 2 phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu. (Nếu quá trình nhân đôi ADN không theo NTBS thì ADN con khác ADN ban đầu à Thường dẫn tới đột biến gen).

– Quá trình nhân đôi cần nhiều loại enzim, trong đó enzim ADN polimeraza không có khả năng tháo xoắn ADN mẹ.

  1. Các loại ARN: Cả 3 loại ARN đều có cấu trúc mạch đơn, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tARN và rARN thì có nguyên tắc bổ sung.

– Phân tử mARN: Được dùng để làm khuôn cho quá trình dịch mã; Bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của mARN.

– Phân tử tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã (là người phiên dịch). Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với 1 aa.

– Phân tử rARN: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch chuyển trên mARN để dịch mã để tổng hợp protein.

  1. Phiên mã (Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung; Các gen khác nhau thường có số lần phiên mã khác nhau).

– ARNpôlimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3/- 5/. Chỉ có mạch gốc (mạch 3’à5′) của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN.

– Một gen tiến hành phiên mã 5 lần thì sẽ tổng hợp được 5 phân tử mARN. Các phân tử mARN này có trình tự các nucleotit giống nhau.
– Ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã diễn ra cùng một thời điểm.
– Ở sinh vật nhân thực, phiên mã diễn ra trước dịch mã.

– Enzim ARN polimera vừa có chức năng tháo xoắn để tách 2 đoạn mạch của ADN, vừa có chức năng tổng hợp kéo dài mạch mới.

  1. Dịch mã.

Hoạt hoá aa: ATP + aa + tARN —-> aa ~tARN (Mỗi tARN gắn đặc hiệu với một aa và cần sử dụng 1 phân tử ATP).

Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:

– Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, axit aa mở đầu là focmin Metiônin. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu là Metiônin. – Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (anticôđon trên tARN khớp bổ sung với côđon ở trên mARN).

– Ribôxôm trượt trên mARN theo từng bộ ba từ bộ ba mở đầu đến khi gặp bộ ba kết thúc, mỗi bộ ba được dịch thành 1 aa (bộ ba kết thúc không quy định aa).

– Trên 1 mARN có 8 ribôxôm tiến hành dịch mã thì sẽ tổng hợp được 8 chuỗi pôlipeptít, các chuỗi pôlipeptít này có cấu trúc hoàn toàn giống nhau (vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ quy định 1 loại aa).

– Ribôxôm gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại.

– Nhiều ribôxôm cùng dịch mã trên mARN được gọi là pôliribôxôm. Sự có mặt của pôliribôxôm sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp protein.

* Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử: ADN → mARN → prôtêin → Tính trạng.

ADN → mARN → prôtêin → Tính trạng.

* Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua phiên mã và dịch mã.

  1. Điều hoà hoạt động gen

* Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

* Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở cấp độ phiên mã.

Các bạn nhấp vào “Chuẩn bị tải xuống” –> “Tải xuống” để được trọn bộ tài liệu nhé!!


Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)