TRẮC NGHIỆM SINH 10 - BÀI 30 - SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Chia sẻ

TRẮC NGHIỆM SINH 10 - BÀI 30 - SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Phân loại: Trắc Nghiệm
Số trang/slide: 5

BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

Câu 1: Sự nhân lên của virut nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy giai đoạn?
A. 4 giai đoạn
B. 5 giai đoạn
C. 6 giai đoạn
D. 7 giai đoạn
Câu 2: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…
A. Hấp phụ – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích.
B. Hấp phụ – xâm nhập – sinh tổng hợp – phóng thích – lắp ráp.
C. Hấp phụ – lắp ráp – xâm nhập – sinh tổng hợp – phóng thích
D. Hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
Câu 3: Giai đoạn nào dưới đây xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào vật chủ?
A. Giai đoạn xâm nhập
B. Giai đoạn sinh tổng hợp
C. Giai đoạn phóng thích
D. Giai đoạn hấp phụ
Câu 4: Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp.
D. Lắp ráp.
Câu 5: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
Câu 6: Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp.
D. Lắp ráp.
Câu 7: Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn…
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp.
D. Lắp ráp.
Câu 8: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn phóng thích
Câu 9: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là:
A. Tổng hợp axit nucleic cho virut
B. Tổng hợp protein cho virut
C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut
Câu 10: Virut mới được tạo ra mới từ giai đoạn nào?
A. Lắp ráp
B. Phóng thích
C. Xâm nhập
D. Sinh tổng hợp
Câu 11: Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn tổng hợp
B. Giai đoạn phóng thích
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn xâm nhập
Câu 12: Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài được gọi là giai đoạn
A. Hấp phụ
B. Phóng thích
C. Sinh tổng hợp
D. Lắp ráp
Câu 13: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?
A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
C. Virut không có cấu tạo tế bào
D. Cả A và B
Câu 14: Vì sao mỗi loại virut chỉ xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?
A. Chỉ những loại tế bào đó mới có các chất virut cần
B. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
C. Virut không có cấu tạo tế bào
D. Cả A và B
Câu 15: Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut?
A. Virut chỉ được coi là một dạng sống
B. Virut chưa có cấu tạo tế bào
C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ
D. Cả A, B và C
Câu 16: Vì sao người ta không sử dụng thuật ngữ sinh sản đối với virut?
A. Virut không phải là sinh vật
B. Virut chưa có hệ sinh sản
C. Virut kí sinh bắt buộc và phải nhờ tế bào chủ tạo ra các virut con
D. Virut làm tan tế bào chủ
Câu 17: Sinh tan là quá trình:
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ
B. Virut sinh sản trong tế bào chủ
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ
D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ
Câu 18: Chu trình tan là chu trình
A. Lắp axit nucleic vào protein vỏ.
B. Bơm axit nucleic vào chất tế bào.
C. Đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.
D. Virut nhân lên và phá vỡ tế bào.
Câu 19: Virut ôn hòa là:
A. Loại virut phát triển làm tan tế bào chủ
B. Loại virut mà bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào chủ và tế bào vẫn sinh trưởng bình thường
C. Virut không sống kí sinh bắt buộc
D. Virut sống kí sinh bắt buộc
Câu 20: Quá trình tiềm tan là quá trình
A. Virut nhân lên và phá tan tế bào.
B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
C. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.
D. Lắp axit nucleic vào protein vỏ.
Câu 21: Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?
A. Thể thực khuẩn
B. H5N1
C. HIV
D. Virut của E.coli
Câu 22: Virut có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể là?
A. HIV
B. H5N1
C. Phagơ
D. E.coli
Câu 23: Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào nào dưới đây?
A. Hồng cầu
B. Limphô T
C. Thần kinh
D. Đại thực bào
Câu 24: Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ
A. Tế bào limphô T
B. Đại thực bào
C. Các tế bào của hệ miễn dịch
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 25: Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác được gọi là?
A. Vi sinh vật cộng sinh
B. Vi sinh vật hoại sinh
C. Vi sinh vật cơ hội
D. Vi sinh vật tiềm tan
Câu 26: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật…
A. Kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.
B. Tấn công khi vật chủ đã chết.
C. Lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
D. Tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.
Câu 27: Có bao nhiêu con đường lây nhiễm HIV chủ yếu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. Vô số (không giới hạn)
Câu 28: Con đường nào có thể lây truyền HIV?
A. Đường máu
B. Đường tình dục
C. Qua mang thai hay qua sữa mẹ nếu mẹ nhiễm HIV
D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 29: Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV
B. Bắt tay qua giao tiếp hàng ngày
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
D. Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Câu 30: Hoạt động nào sau đây làm lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV
B. Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV
D. Cả A, B và C
Câu 31: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở…
A. Nước tiểu, mồ hôi.
B. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
C. Đờm, mồ hôi.
D. Nước tiểu, đờm, mồ hôi.
Câu 32: Virut HIV tập trung chủ yếu trong các dịch:
A. Máu, nước tiểu, mồ hôi.
B. Đờm, mồ hôi, máu
C. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
D. Nước tiểu, đờm, mồ hôi.
Câu 33: Biện pháp nào dưới đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/ AIDS?
A. Không sử dụng và tiêm chích ma túy
B. Có lối sống lành mạnh
C. Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 34: Biện pháp dưới đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/ AIDS ngoại trừ?
A. Không sử dụng và tiêm chích ma túy
B. Dùng chung kim tiêm
C. Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế
D. Có lối sống lành mạnh
Câu 35: Khi trong cơ thể số lượng tế bào CDT4/mm3 trong máu tăng cao thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm mạnh. Một người bị nhiễm HIV được xét nghiệm đếm số lượng tế bào CDT4/mm3 máu trong các năm 2000, 2005, 2010 như sau:
2000: 300CDT4/ mm3
2005: 400CDT4/ mm3
2010: 450CDT4/ mm3
Nguyên nhân mà chỉ số CDT4/mm3 lại tăng lên từ năm 2000 – 2010 là:
A. HIV tiến hành sự nhân lên trong tế bào hồng cầu và làm vỡ tế bào hồng cầu.
B. HIV xâm chiếm tế bào limpho T (1 tế bào làm chức năng miễn dịch cho cơ thể) và phá vỡ chúng làm cơ thể bị giảm hệ miễn dịch.
C. Vì tế bào CDT4 là một loại tế bào gây ra bệnh suy giảm miễn dịch và là loại bệnh cơ hội.
D. Vì CDT4 là tế bào có chứa virut CDT4 – một loại virut độc. Nó kết hợp với virut HIV để làm suy giảm hệ miễn dịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Theo dõi Tài Liệu Sinh:

Chia sẻ

Đăng nhập

Đăng ký

Đặt lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo mật khẩu mới qua email.

Xem Sản Phẩm
X

Nếu thấy TaiLieuSinh.com hữu ích, bạn hãy giúp TLS bằng cách xem 1 sản phẩm mà TLS liên kết nha.
Love You 3000!!!


(Chỉ cần xem sản phẩm là bạn đã góp thêm cơ hội cho TLS có thêm kinh phí duy trì website để tiếp tục chia sẻ tài liệu FREE cho các bạn!)